Nội thất Bền vững – Thiết thực nhưng vẫn bị Lãng quên
Theo nghiên cứu của Nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường , trung bình con người dành từ 80 đến 90% thời gian trong không gian nội thất. Thống kê từ tổ chức WHO (World Health Orangization), ô nhiễm không khí trong nhà đã dẫn đến tử vong sớm của hơn 4 triệu trẻ em và người lớn, phần lớn là các bệnh đột quỵ, (34%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (26%), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (22%), viêm phổi (12%) và ung thư phổi (6%). Nhưng trên thực tế, đối với người tiêu dùng, và cả người làm thiết kế nội thất, việc sử dụng các sản phẩm thiết kế nội thất mang tính bền vững vẫn chưa phải là những mối quan tâm hàng đầu khi quyết định mua hoặc sử dụng sản phẩm nội thất.
Không phải ô nhiễm không khí, nguy cơ đang tiềm ẩn trong chính không gian sống
Quả thực không thể phủ nhận rằng, 90% cuộc sống của cư dân thành thị gắn liền trong một không gian nội thất. Bắt đầu công việc bên những quầy kệ văn phòng, và trở về nhà với nội thất gia đình như bàn ghế hay giường ngủ. Tất cả khoảng thời gian đó đều tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nội thất, mà không hay biết chúng có bền vững không. Tổ chức WHO đã đưa ra một vài số liệu đáng lo ngại rằng 374 vật liệu nội thất và hơn 70 loại sơn liên quan đến bệnh hen suyễn hoặc thậm chí ung thư phổi.
Theo nội thất 24h, hiện nay tại Việt nam có hơn 7.000 doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các sản phẩm nội thất, chưa kể những đơn vị nhỏ lẻ ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, cũng do số lượng doanh nghiệp sản xuất, cung ứng quá lớn, với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và xuất xứ sản phẩm nội thất, nên việc quản lý thị trường này rất khó khăn. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng vẫn có đất sống trên thị trường, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và xã hội nói chung mà không ngay cả các nhà quản lý cũng khó kiểm soát. Cùng với nhu cầu ngày càng lớn mua sắm nội thất, người dân thành thị đang phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn đáng lo ngại đến từ một thứ ít ai nghĩ đến – đồ nội thất
Nội thất bền vững chưa phải mối ưu tiên
Theo các nhà thiết kế nội thất, mặc dù trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, các sản phẩm nội thất bền vững có nhu cầu rất cao nhưng xét trên mặt bằng chung, vẫn chưa thể là mối ưu tiên hàng đầu. Bởi, khi xem xét việc đưa nội thất vào trong không gian, có rất nhiều yếu tố liên kết chặt chẽ như mẫu mã, công năng và đặc biệt là giá thành. Hơn nữa, lựa chọn vật liệu gây tác động về rất lớn về mặt môi trường đối với những dự án nội thất đặc biệt là dự án thương mại, nội thất cần được thay thế sau vài năm sử dụng. Thường các sản phẩm mang tính bền vững sẽ có giá thành cao hơn các vật liệu thông thường, thậm chí mẫu mã có phần kém hấp dẫn với các sản phẩm nhập giá rẻ, nên bị chủ đầu hay khách hàng từ chối áp dụng.
Trên thực tế, phải kết hợp rất nhiều yếu tố mới có thể chứng nhận một sản phẩm là bền vững. Ví dụ như: sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế, khả năng tái tạo và năng lượng tự thân thấp, thân thiện với môi trường, vật liệu thô, vật liệu địa phương nhằm giảm thiểu chi phí, năng lượng hóa thạch cho sản xuất và vận chuyển,…Vậy nên, các doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất tại nước ta rơi vào tình thế “cực chẳng đã”, dù rất muốn nhưng vẫn chưa đủ tự tin để phát triển theo hướng bền vững.
Ứng dụng và triển khai nội thất bền vững không phải là trò mạo hiểm
So với các thị trường nội thất lớn trên thế giới như Ý, Đức, … Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi nhưng đầy tiềm năng. Theo ông Ông Nguyễn Quốc Khanh, chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) “Kim ngạch xuất khẩu phát triển ngành đồ gỗ Việt Nam lọt top 6 trên thế giới”. Muốn đứng vững trên thị trường này, sản phẩm của người Việt cần bắt đầu chuyển dịch sang hướng bền vững.
Nắm bắt xu hướng đó, thương hiệu Nội Thất Homie, với hơn 15 năm trong ngành đã quyết định “thử thách chính mình”, bước vào thị trường nội thất với phương châm “thiết kế và sản xuất bền vững”.
Đầu tư hệ thống nhà xưởng hơn 5000 m2 và điểm mặt trên cả 3 miền, nội thất Homie lựa chọn hướng sản xuất các sản phẩm gỗ công nghiệp theo dây chuyền hiện đại module hóa, nhấn mạnh nguồn nguyên liệu cốt gỗ đạt chất lượng E1, tiêu chuẩn độc quyền được cấp tại Nhật Bản, Úc và Châu Âu, đáp ứng quy định nghiêm ngặt về phát thải chất gây độc hại formaldehyde, một chất liệu thường được sử dụng trong sản xuất nội thất.
Vật liệu bề mặt Baby Skin Acrylics (BSA), nhập khẩu 100% từ Hàn Quốc, chuyên dụng cho đồ gỗ nội thất công nghiệp, khả năng chống chịu nhiệt và sự mài mòn hoàn hảo, đặc tính “căng bóng” giúp loại vật liệu này chống nước tốt và đặc biệt an toàn cho sức khỏe không gây ra mùi khó chịu, đặc biệt khi được kết hợp sử dụng với keo chuyên dụng PUR cấu thành từ thành phần hữu cơ liên kết bằng urethane.
Vừa qua, Homie đã trở thành một trong số những thương hiệu sản xuất và thi công nội thất đầu tiên được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2015 là tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành.
Link bài viết: https://batdongsan.petrotimes.vn/noi-that-ben-vung-thiet-thuc-nhung-van-bi-lang-quen-568585.html