kiến trúc
– cảnh quan

Thiết kế không gian kiến trúc, cảnh quan là khởi đầu quan trọng của thiết kế nội thất. Thiết kế cảnh quan liên quan đến các không gian ngoài trời, bao gồm công viên, vườn, khuôn viên và các khu vực công cộng khác. Một thiết kế cảnh quan xuất sắc không chỉ làm cho ngôi nhà trở nên quyến rũ hơn, mà còn tối ưu hóa sử dụng không gian, biến một căn nhà thông thường thành một tác phẩm nghệ thuật sống động. Bạn cần lưu ý một số nội dung khi thiết kế không gian kiến trúc, cảnh quan:

 ▪️ Chức năng và mục đích sử dụng.
 ▪️ Bố trí không gian hợp lý
 ▪️ Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
 ▪️ Vật liệu, kỹ thuật xây dựng
 ▪️ Thẩm mỹ, phong cách thiết kế
 ▪️ Cây xanh dễ chăm sóc, thân thiện với môi trường
 ▪️ Tính linh hoạt
 ▪️ Khả năng tương tác và kết nối
 ▪️ Yếu tố văn hóa và lịch sử
 ▪️ Tiện nghi, công nghệ
 ▪️ Duy trì và bảo trì

Việc tuân thủ các yêu cầu này sẽ giúp tạo ra không gian kiến trúc, cảnh quan hài hòa, tiện nghi và bền vững, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng sau này của bạn

Phòng khách

Phòng khách thường được bố trí ở trung tâm của ngôi nhà, được sử dụng vừa là không gian tiếp khách vừa là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Có thể nói đây, đây là một trong những không gian quan trọng cần được quan tâm và đầu tư xứng đáng trong quá trình thiết kế. Dưới đây là những yêu cầu cần lưu ý khi thiết kế không gian phòng khách:

 ▪️ Bố trí không gian hợp lý
 ▪️ Chọn phong cách thiết kế đồng nhất
 ▪️ Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
 ▪️ Chọn đồ nội thất phù hợp
 ▪️ Không gian xanh
 ▪️ Các chi tiết trang trí
 ▪️ Tính linh hoạt
 ▪️ Hệ thống công nghệ

Phòng bếp

Không gian bếp là nơi sử dụng nhiều nhất của tất cả các thành viên trong gia đình. Đây là không gian quây quần tụ họp, do đó thiết kế khu bếp ưng ý sẽ tạo ra một không gian không chỉ đẹp mắt mà còn đầy đủ tiện nghi, nâng cao trải nghiệm nấu nướng giúp gắn kết tình cảm các thành viên. Dưới đây là những yêu cầu cần lưu ý khi thiết kế khu bếp:

 ▪️ Bố trí hợp lý
 ▪️ Chọn thiết bị và nội thất phù hợp
 ▪️ Vật liệu bền, dễ vệ sinh
 ▪️ Hệ thống thông gió
 ▪️ Ánh sáng đầy đủ
 ▪️ Không gian lưu trữ thông minh
 ▪️ Tính tiện lợi và an toàn
 ▪️ Tích hợp công nghệ
 ▪️ Sự kết nối với các không gian khác
 ▪️ Yếu tố phong thủy

Nhà thiết kế cần tư vấn các bề mặt và vật liệu có khả năng chống bám bẩn, dễ dàng lau chùi sẽ giúp duy trì sự sạch sẽ cho không gian bếp.

 

Phòng Master

Phòng ngủ master (phòng ngủ chính) thường là không gian có diện tích rộng nhất và view đẹp nhất trong ngôi nhà, căn hộ. Không gian này được xem là không gian nghỉ ngơi, thư giãn riêng tư của gia chủ, những gì cần ưu tiên sẽ luôn dành cho căn phòng này. Dưới đây là những yêu cầu cần lưu ý khi thiết kế phòng ngủ master:

 ▪️ Bố trí không gian thông minh
 ▪️ Kích thước giường và nội thất phù hợp
 ▪️ Màu sắc, phong cách thiết kế
 ▪️ Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo cảm giác ấm cúng
 ▪️ Hệ thống thông gió
 ▪️ Yếu tố phong thủy
 ▪️ Góc thư giãn và nghệ thuật
 ▪️ Thiết kế có nhà vệ sinh riêng
 ▪️ Chất liệu và đồ nội thất bền
 ▪️ Thiết kế tiện nghi công nghệ
 ▪️ Tính riêng tư

 

Phòng ngủ trẻ

Thiết kế phòng ngủ cho trẻ em cần tạo ra một không gian vui tươi, an toàn, thân thiện, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển và sở thích của trẻ. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các bạn nhỏ, chính vì vậy việc thiết kế cho trẻ một thế giới riêng từ lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ.. Những lưu ý khi thiết kế phòng ngủ trẻ em:

 ▪️ An toàn là ưu tiên hàng đầu
 ▪️ Kích thước và tỉ lệ phù hợp
 ▪️ Bố trí không gian hợp lý
 ▪️ Màu sắc tươi sáng và phong cách vui tươi
 ▪️ Thiết kế khu vực học tập
 ▪️ Không gian lưu trữ thông minh
 ▪️ Góc vui chơi, yếu tố trang trí và cá tính
 ▪️ Tích hợp yếu tố giáo dục sáng tạo và học hỏi
 ▪️ Ánh sáng tự nhiên và nhân tạo
 ▪️ Chọn lựa chất liệu dễ vệ sinh tránh bám bẩn.

Việc thiết kế phòng ngủ cho trẻ em không chỉ là tạo ra không gian sống đẹp mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ, từ thể chất đến tinh thần.

Phòng tắm

Mặc dù phòng tắm được gọi là không gian phụ của ngôi nhà, nhưng với sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu, phụ kiện cho nhà tắm, với nhu cầu thư giãn và dành thời gian cho chính bản thân, thiết kế nhà tắm có thể nói đã trải qua một cuộc cách mạng về thẩm mỹ. Với sự đầu tư xứng đáng, nhà tắm ngày càng tiện nghi và ấn tượng. Những lưu ý khi thiết kế nhà tắm:

 ▪️ Bố trí hợp lý
 ▪️ Chọn vật liệu chống thấm
 ▪️ Hệ thống thông gió đảm bảo không khí lưu thông
 ▪️ Ánh sáng đầy đủ
 ▪️ Chọn thiết bị vệ sinh
 ▪️ Tính riêng tư
 ▪️ Tích hợp các tính năng thông minh
 ▪️ Yếu tố phong thủy
 ▪️ Màu sắc và phong cách
 ▪️ Tính năng an toàn chống trơn trượt
 ▪️ Thiết kế tiện ích bổ sung

Thiết kế nhà tắm đẹp không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác thoải mái và tiện nghi cho người sử dụng, đây là nơi thư giãn và dành thời gian cho chính bản thân.

Dự án

Tiêu biểu